Advertisement
Advertisement

Những tính chất hóa học của bazơ bạn cần biết

Advertisement

Bazơ là một chất tạo ra các ion hydroxit trong dung dịch nước. Các chất kiềm phổ biến bao gồm hydroxit kim loại nhóm (I), canxi hydroxit và bari hydroxit. Tính chất hóa học của bazo như độ pH lớn hơn 7. Giá trị pH càng cao, dung dịch kiềm càng nhiều. Bazơ mạnh nhất có độ pH là 14.

Bazơ là gì ( dung dịch kiềm là gì)

Bazơ là dung dịch có thể cho electron, nhận proton hoặc giải phóng các ion hydroxit (OH-) trong dung dịch nước. Nó có vị đắng, phản ứng với axit tạo thành muối và chất xúc tác cho một số phản ứng hóa học.

Dung dịch kiềm và các sản phẩm như xà phòng được ứng dụng nhiều trong đời sống, khoa học và công nghiệp.

Tính chất hóa học của bazo

Bazơ có thể phản ứng với nhiều đơn chất và hợp chất kim loại khác nhau, sản phẩm tạo thành có thể là muối kim loại, các loại khí và nước. Bazơ có 5 tính chất hóa học chính gồm:

  • Tác dụng với axit để tạo thành muối và nước.
  • Tác dụng với oxit axit và sản phẩm tạo thành là muối và nước.
  • Tác dụng với dung dịch muối, đây là phản ứng trao đổi.
  • Làm thay đổi màu sắc giấy quỳ tím.
  • Bazơ không bị phân hủy khi nhiệt phân.

Xem thêm: Tính chất hóa học của axit

Bazơ tác dụng với axit

Bazơ phản ứng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa.

Phương trình tổng quát: Bazơ + Axit → Muối + Nước

Ví dụ phản ứng giữa axit và bazơ

  • NaOH + HCl → NaCl  + H2O
  • Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
  • 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2
  • Cu(OH)2 + 2CH3COOH → Cu(CH3COO)2 + 2H2

Giải thích nguyên lý phản ứng giữa bazơ và axit

Các chất bị ion hóa trong dung dịch nước được biểu thị bằng các ký hiệu trạng thái (aq).

  • Axit clohydric (HCl) bị ion hóa thành các ion hydro và ion clorua.
  • Natri hydroxit (NaOH) bị ion hóa thành các ion natri và ion hydroxit.
  • Natri clorua (NaCl) bị ion hóa thành các ion natri và clorua.
  • Nước không bọ ion hóa.

PT ion: H+ (aq) + Cl (aq) + Na+ (aq) + OH(aq) → Na+ (aq) + Cl (aq) + H2O

Bất kỳ ion nào xuất hiện ở bên trái và bên phải của phương trình đều được coi là các ion trung lập. Nó không tham gia phản ứng và có thể bị hủy trong phương trình.

Mình sẽ hủy Cl (aq) và Na+ (aq), để lại H+ (aq) và OH (aq).

Phương trình ion của phản ứng trung hòa: H+ (aq) + OH (aq) → H2O (l)

Bazo tác dụng với muối 

Bazo phản ứng với muối để tạo thành muối mới và bazơ mới. Đây cũng là phản ứng trao đổi.

Phương trình tổng quát: Bazơ + Muối → Bazơ (mới) + Muối ( mới)

Điều kiện để phản ứng xảy ra:

  • Bazơ và muối tham gia phản ứng phải là chất tan.
  • Muối và bazơ tạo thành phải có 1 chất tạo kết tủa.

Phương trình phản ứng minh họa:

  • 2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
  • FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
  • MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
  • 2CrCl3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 6NaCl

Bazơ tác dụng với oxit axit

Bazơ tác dụng với nhiều gốc axit oxit để tạo thành muối và nước

Phản ứng tổng quát: Bazơ + Oxit Axit → Muối + Nước

Phương trình phản ứng minh họa:

6NaOH + P2O5 → 2Na3PO4 + 3H2O

2KOH + SO3 → K2SO4 + H20

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H20

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H20

Bazơ làm thay đổi giấy quỳ tím

Bazơ có thể làm các chất chỉ thị màu thay đổi gồm:

  • Làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
  • Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.

Đây cũng là những cách giúp các bạn nhận biết một dung dịch bất kỳ có phải là dung dịch kiềm không.

Bazơ không bị phân hủy khi nhiệt phân

Khi nhiệt phân bazơ ở nhiệt độ cao thì sản phẩm tạo thành là oxit và nước.

Phương trình minh họa:

  • Cu(OH)2 → CuO + H2O
  • Al(OH)3 → Al2O3 + h2O

Bazơ tác dụng dụng với kim loại

Một vài bazơ có thể tác dụng với kim loại hoạt động mạnh trong bảng hệ thống tuần hoàn với chất xúc tác là nước.

Phương trình phản ứng minh họa:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Zn + NaOH + H2O → Na2ZnO2 + 2H2

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Tính chất vật lý của bazơ

  • Dung dịch bazơ trong nước hoặc bazơ nóng chảy phân ly thành ion và có tính dẫn điện.
  • Bazơ mạnh và bazơ đậm đặc là chất ăn da. Chúng phản ứng mạnh mẽ với axit và chất hữu cơ.
  • Bazơ có độ pH > 7.
  • Dung dịch kiềm có vị đắng.

Phân loại bazơ

Mình sẽ phân loại bazơ dựa theo 2 tính chất là bazơ manh, yếu và độ tan của bazơ

Bazơ mạnh và bazơ yếu

Bazơ mạnh có cấu tạo gồm một hydroxit của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như Natri, Ca, Mg, Ba.

Ví dụ bazơ mạnh như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ yếu là các bazơ có cấu tạo gồm một kiêm loại mạnh và gốc hydroxit.

Ví dụ bazơ yếu: Al(OH)3, Fe(OH)2, Cu(OH)2…

Phân loại bazơ dựa theo độ tan trong nước

Các Bazơ mạnh đều dễ dàng tan trong nước và được gọi là dung dịch kiềm. Ví dụ như KOH, Ca(OH)2…

Các bazơ không tan trong nước thường là hidroxit của nhiều kim loại mạnh như Cu, Fe… Ví dụ như Fe(OH)2, Cu(OH)2.

Kết luận: Mong rằng những chia sẽ này sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức về tính chất hóa học của bazơ.

 

Viết một bình luận